Giới thiệu về Luận án Tiến sỹ đề tài “Phân tích về khái niệm Cao đẳng Cộng đồng ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”
Vào ngày 14/04/2010, Bà Cindy Epperson, giảng viên trường CĐ CĐ St. Louisi, Hoa Kỳ đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ về đề tài “Phân tích về khái niệm Cao đẳng Cộng đồng ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Bà Cindy Epperson đã có chuyến công tác và làm việc với các trường thành viên của Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam trong tháng 6 năm 2009 để tìm hiểu và nghiên cứu thông tin cho Luận án tiến sỹ của mình. (Xem Luận án của Tiến sỹ Epperson ở file đính kèm)

Với chủ đề “Phân tích về khái niệm Cao đẳng Cộng đồng ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, câu hỏi đặt ra của luận án là “Bản chất của khái niệm cao đẳng cộng đồng ở Việt Nam là gì?” Do vậy, mục đích của luận án là tìm hiểu sự tồn tại của những đặc tính cốt yếu hình thành nên mô hình Cao đẳng Cộng đồng toàn diện ở Việt Nam. Bài luận án cũng đưa ra những đề xuất và kiến nghị có ích cho các nghiên cứu trong tương lai.
Chương 1 mô tả mục đích của bài luận án, đồng thời cũng nêu rõ tầm quan trọng, phạm vi nghiên cứu và hạn chế của bài luận án. Ngoài ra, các thuật ngữ chuyên môn được sử dụng trong bài cũng được giải thích trong chương 1.
Trong chương 2, tác giả phân tích và xem xét các bài viết học thuật liên quan đến mô hình CĐ CĐ đã được xuất bản, nhằm chứng minh sự cần thiết của bài luận án và cung cấp khung lý thuyết để phân tích.
Trong khi chương 3 của bài Luận án mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thu thập và phân tích thông tin nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thì chương 4 đưa đến cho người đọc bài phân tích dữ liệu và thông tin.
Chương 5 đưa ra kết luận đạt được trong bài nghiên cứu và so sánh các kết luận đó với những nội dung liên quan đến vấn đề này của các tác giả khác. Trong chương 5, các kết luận kiến nghị cũng được đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai.
Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, trong bài luận án của mình, Tiến sỹ Epperson đã đưa ra những nhận xét tổng kết về mô hình Cao đẳng Cộng đồng ở Việt Nam. Bà cho rằng, nhìn chung, trường cao đẳng cộng đồng, với tư cách là tổ chức giáo dục đại học ở Việt Nam, được thiết kế để xây dựng nguồn lực con người và đội ngũ tri thức như đã được đề cập trong Luật Giáo dục hiện hành (Ban hành năm 2005), rằng Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ (Điều 9). Mô hình tập trung vào việc đào tạo lực lượng lao động đa dạn phục vụ cho nhu cầu của nên kinh tế tri thức toàn cầu. Mô hình này là mô hình trường công lập đa cấp, lớn được xây dựng từ nguồn vốn đầu tư của địa phương. Trường CĐ CĐ đào tạo ở loại hình cao đẳng và các cấp bậc dưới cao đẳng, việc nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về Khoa học Công nghệ, về Giáo dục và các lĩnh vực khác, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Mô hình này cũng cho phép cộng đồng địa phương (tỉnh, thành phố) xác định nhu cầu kinh tế xã hội của mình và với quyền tự chủ của mình để xây dựng và hỗ trợ cho tổ chức giáo dục mà có thể cung cấp cho các thành viên của cộng đồng đó 3 loại chứng chỉ (Chứng chỉ, văn bằng, bằng cấp) và chuyển giao công nghệ nghiên cứu vì nó được áp dụng để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng. Trong quá trình tìm hiểu và phỏng vấn chính các cán bộ giảng viên của các trường CĐ CĐ ở Việt Nam, tác giả nhận xét rằng mô hình CĐ CĐ ở Việt Nam còn khá mới. Bài Luận án có trích đăng những bài phỏng vấn mà Tiến sỹ Epperson thực hiện với cán bộ giảng viên ở 12 trường CĐ CĐ ở Việt Nam, và nhận được nhiều ý kiến đồng tình. “Mô hình này còn khá mới vì vậy chỉ một số trường CĐ CĐ tồn tại ở Việt Nam, và nó vẫn đang được phát trỉên và hoàn thiện”. Hay một cán bộ khác bày tỏ rằng: “Vì nó là một mô hình khá mới ở Việt Nam nên người dân vẫn chưa có nhiều hiểu biết về mô hình này.” Cũng giống như bất kỳ mô hình khái niệm nào, một khi mô hình còn mới mẻ, nó sẽ không được những người sử dụng hiểu một cách sâu sắc và toàn diện được. Mô hình là một công cụ được xây dựng để hướng dẫn và chỉ đạo quá trình phát triển của tổ chức. Do vậy, mô hình ấy sẽ phát triển dần theo thời gian. Điều này rất đúng với mô hình trường CĐ CĐ tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của bài Luận án chỉ ra rằng cho dù không tồn tại quy định về việc thành lập cố định các tổ chức giáo dục mang tên là Cao đẳng Cộng đồng, một mô hình cao đẳng cộng đồng đang thực sự tồn tại và phát triển. Mô hình này có thể được xác định bởi một tập hợp các đặc tính cốt lõi nổi bật lên từ dữ liệu thông tin của bài Luận án. Có 5 chủ đề đặc biệt nổi bật
– Một tổ chức giáo dục đại học thuộc sở hữu của địa phương (tỉnh hay thành phố), nhưng lại do bộ GD & ĐT giám sát các vấn đề về học thuật
– Chương trình đào tạo đa ngành được thiết kế và phát triển để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của cộng đồng.
– Cấp bằng giáo dục trung cấp chuyên nghiệp cho chương trình đạo tạo từ 1 tới 3 năm, bằng cao đẳng 3 năm đối với sinh viên đã tốt nghiệp THPT theo học; liên kết với các trường đại học để sinh viên có bằng cử nhân đại học thông qua “thỏa thuận liên thông”
– Luôn luôn tích cực tìm kiếm các đối tác để phát triển nguồn vốn xã hội
– Việc nghiên cứu khoa học và công nghệ dựa vào nhu cầu của cộng đồng như quy định của Luật Giáo dục ban hành năm 2005
Các cấp chính quyền (các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo địa phương, các nhà quản lý trường CĐ CĐ), các bên liên quan (người dân) cũng như đối tác trong nước và quốc tế làm việc với các trường CĐ CĐ Việt Nam có thể sử dụng kết quả của bài nghiên cứu này để phân tích khái niệm cao đẳng cộng đồng sẽ nâng cao, tăng cường hệ thống giáo dục đại học mà không cần sao chép các chức năng của các loại hình trường cao đẳng khác. Những kiến thức này là hết sức cần thiết cho sự phát triển và ổn định của các tổ chức giáo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *